Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý ĐỐI VỚI ANH CHỊ EM LAO ĐỘNG TRONG DỊP TẾT BÍNH THÂN
Với những người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, nếu không có điều kiện trở về quê ăn tết cùng gia đình thì sẽ tham gia các hoạt động đón tết với các nhóm cộng đồng người Việt tại các địa phương, các hội đồng hương như nấu bánh chưng, đón giao thừa, liên hoan tất niên.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ NHẬN TIỀN BẢO HIỂM SAMSUNG TRƯỚC KHI VỀ NƯỚC
Thời điểm 3 tháng đầu năm 2016 có rất đông người lao động Việt Nam về nước và làm thủ thục nhận tiền bảo hiểm mãn hạn xuất cảnh. Theo Bảo hiểm Samsung cho biết mỗi ngày trung bình tổng đài nhận được 3.000 cuộc gọi và tổng đài thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Trước tình hình nhiều người lao động lo lắng về việc tổng đài quá tải, không thể liên hệ với bảo hiểm Samsung để xác nhận hoàn tất hồ sơ bảo hiểm trước khi về nước, Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc đã làm việc với phòng tư vấn – Bảo hiểm Samsung để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp tháo gỡ. Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS khuyến cáo, lưu ý các bạn một số vấn đề sau:
Bộ Tư pháp Hàn Quốc lấy chủ đề hành động của năm 2016 là "Năm giảm số người cư trú bất hợp pháp"
Trong năm 2016, sẽ có khoảng 38.000 người lao động nước ngoài làm việc theo chương trình EPS tại Hàn Quốc sẽ hết hạn hợp đồng lao động phải về nước, cùng với đó, thời gian qua lượng khách du lịch bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp đã dấy lên lo ngại về việc Bộ Tư pháp Hàn Quốc không xử lý được tình trạng này gây mất ổn định trật tự trong xã hội Hàn Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Cơ quan an ninh nước này thông báo phát hiện 07 người lao động đến từ các nước Đông Nam Á đang làm việc tại Hàn Quốc gia nhập tổ chức khủng bố IS. Trước tình hình trên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết sẽ quyết tâm giảm số người nước ngoài cư trú trái phép tại Hàn Quốc, đặt mục tiêu đưa con số này xuống dưới 200.000 người, và lấy chủ đề hành động của năm 2016 là “ Năm giảm số người cư trú bất hợp pháp”
Gặp gỡ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc nhân dịp Tết Bính Thân
Người lao động Việt Nam đang làm việc tại thành phố Hwaseong và các khu vực phụ cận đã cùng nhau chia sẻ hương vị tết cổ truyền của dân tộc trong chương trình " Đón tết cùng cộng động lao động Việt Nam tại Hàn Quốc - Xuân Bính thân 2016" do Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tổ chức ngày 24/01/2016 tại thành phố Hwaseong
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP TẠI HÀN QUỐC TỰ NGUYỆN VỀ NƯỚC
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động làm việc trái phép tại Hàn Quốc về nước, ngày 07/09/2015, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 62/NQ-CP trong đó có nội dung miễn xử phạt tiền đối với người lao động Việt Nam làm việc trái phép tại Hàn Quốc mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 01/9/2015 đến hết ngày 31/12/2015.
CƠ HỘI CHO LAO ĐỘNG TRÁI PHÉP Ở HÀN QUỐC VỀ NƯỚC
Lao động VN hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc ở lại cư trú bất hợp pháp nếu chủ động đăng ký về nước sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính và có cơ hội tái nhập cảnh Hàn Quốc sau 2 năm về nước (Theo Báo Vietnamnet.vn)
VỀ NƯỚC TRƯỚC 31/12 ĐỂ ĐƯỢC MIỄN XỬ PHẠT
“Tôi thấy ra ngoài bất hợp pháp may rủi. Lúc đầu tôi định ở lại bất hợp pháp nhưng chưa thực hiện thì một số bạn bị bắt và trục xuất về nước. Một số người có kinh nghiệm ở bất hợp pháp cũng bị bắt về. Tôi thấy tình hình khó khăn nên về để thi tiếng Hàn và quay lại cho chắc ăn” (Theo Báo Dân trí:http://dantri.com.vn/viec-lam/ve-nuoc-truoc-31-12-de-duoc-mien-xu-phat-20151204224207226.htm)
THÔNG TIN HƯỚNG DẪN NGƯỜI LAO ĐỘNG SẮP HẾT HẠN HỢP ĐỒNG
Hiện nay, Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS nhận được thắc mắc của anh chị em lao động về các thủ tục đăng ký về nước, thủ tục tái nhập cảnh, đăng ký nhận tiền bảo hiểm... Những tháng đầu năm 2016 tới đấy sẽ là đợt cao điểm của đông đảo người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động. Để tránh xảy ra các vấn đề bất trắc trong quá trình làm thủ tục về nước, Văn phòng đăng thông tin về những vấn đề anh chị em lao động hay thắc mắc gần đây:
CƠ HỘI CHO LAO ĐỘNG CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP VỀ NƯỚC (Theo Báo Lao động ngày 01/12/2015)
Việc nhà nước tạo điều kiện cho lao động cư trú bất hợp pháp (BHP) tại Hàn Quốc về nước mà không xử phạt hành chính đã tạo điều kiện cho em và nhiều bè bạn yên tâm về nước. Sau những tháng ngày cư trú BHP mệt mỏi, về quê chúng em có cơ hội tìm việc làm để xây dựng cuộc sống” - đây là tâm sự của Hồ Văn Dũng quê ở TP. Vinh (Nghệ An) khi trao đổi với PV Báo Lao Động, một trong những người lao động cư trú BHP ở Hàn Quốc về nước theo Nghị quyết 62/NQ-CP ngày 7.9.2015 của Chính phủ.
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP TẠI HÀN QUỐC TỰ NGUYỆN VỀ VỀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH TẠI MỤC 17 CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 62/NQ-CP NGÀY 7/9/2015
Ngày 03/9/2015, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 08/2015 (Nghị quyết số 62/NQ-CP) trong đó có nội dung miễn xử phạt tiền theo điều 35 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP cho người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 01/9/2015 đến hết ngày 31/12/2015 (bao gồm cả người lao động đã bị xử phạt). Trung tâm Lao động ngoài nước hướng dẫn người lao động các thủ tục trước và sau khi về nước như sau:
Chính phủ Hàn Quốc tăng cường hoạt động truy bắt người nước ngoài cư trú bất hợp pháp
Trong những ngày này, truyền thông Hàn Quốc liên tục đưa tin về các vụ bắt giữ người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, hình ảnh lực lượng các cơ quan chức năng vào tận các công trường, nhà máy bắt giữ người nước ngoài đang cư trú và làm việc trái phép liên tục được liên tục chia sẻ trên các các trang mạng xã hội của những người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc như là lời nhắc nhở, cảnh báo.
Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS triển khai các hoạt động hỗ trợ người lao động hết hạn HĐLĐ về nước
Làm thế nào để thực hiện đầy đủ các thủ tục trước khi về nước để vừa chấp hành đúng quy định của pháp luật, về nước đúng thời hạn vừa đảm bảo các quyền lợi của bản thân, đó là lo lắng chính đáng của không ít anh chị em lao động trước khi hết hạn hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, những câu hỏi về tìm kiếm việc làm ở Việt Nam hay tiếp tục trở lại Hàn Quốc làm việc cũng là ưu tư của nhiều anh chị em đang chuẩn bị hành trang trở về sau 4 năm làm việc tại Hàn Quốc
Về nước đúng hạn hợp đồng - Những chuyển biến tích cực của người lao động làm việc theo chương trình EPS Tại Hàn Quốc
Trên các diễn đàn, mạng xã hội và qua các cuộc khảo sát trực tiếp với người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS sắp hết hạn hợp đồng lao động, nhu cầu tìm hiểu các thông tin, thủ tục về tái nhập cảnh, tìm kiếm việc làm ở quê nhà là những chủ đề được rất nhiều người lao động quan tâm, tìm kiếm.
LIÊN HOAN VĂN HÓA DÀNH CHO LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA NHÂN KỶ NIỆM 11 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH EPS
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 11 năm thực hiện chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS), ngày 18/10/2015 Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực nước ngoài (HRD Korea) đã phối hợp với Đại sứ quán 15 quốc gia phái cử người lao động sang làm việc theo chương trình EPS tổ chức Liên hoan văn hóa dành cho lao động nước ngoài
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƯ TRÚ BẤT HỢP PHÁP TẠI HÀN QUỐC TỰ NGUYỆN VỀ VỀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH TẠI MỤC 17 CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 62/NQ-CP NGÀY 7/9/2015
Ngày 03/9/2015, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 08/2015 (Nghị quyết số 62/NQ-CP) trong đó có nội dung miễn xử phạt tiền theo điều 35 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP cho người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 01/9/2015 đến hết ngày 31/12/2015 (bao gồm cả người lao động đã bị xử phạt). Trung tâm Lao động ngoài nước hướng dẫn người lao động các thủ tục trước và sau khi về nước như sau:
“Ngày hội Giao lưu, gặp gỡ và tư vấn pháp luật cho người lao động sắp hết hạn hợp đồnglao động” với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người lao động và đại biểu tham dự.
Vào các ngày 06.9 và 13.9.2015 tại thành phố Bucheon, tỉnh Gyeoenggi và thành phố Changwon tỉnh Gyeongnam, Hàn Quốc, Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước và Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước đã tổ chức thành công chương trình Ngày hội gặp gỡ, giao lưu và tư vấn pháp luật cho người lao động sắp hết hạn hợp đồng lao động với sự tham dự của hơn 1.100 người lao động Ngày hội gặp gỡ, giao lưu và tư vấn pháp luật cho người lao động sắp hết hạn hợp đồng lao động - Đợt vận động lớn về việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS
Thông báo tổ chức Ngày hội gặp gỡ, giao lưu và tư vấn pháp luật cho người lao động Việt Nam sắp hết hạn hợp đồng lao động
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI XUẤT SẮC DO HIỆP HỘI NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC TRAO TẶNG
Ngày 22/07/2015, tại thành phố Siheung, Hiệp hội Nông nghiệp Trung ương Hàn Quốc đã tổ chức Lễ trao thưởng “Người nông dân gương mẫu và Người lao động nước ngoài xuất sắc” cho các nông trại Hàn Quốc hiện đang sử dụng người lao động nước ngoài làm việc theo chương trình EPS.
VĂN PHÒNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH EPS TỔ CHỨC HỘI THẢO VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC
Ngày 26/6/2015, tại thành phố Seoul – Hàn Quốc, Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS thuộc Trung tâm Lao động ngoài nước đã tổ chức thành công “Hội thảo về công tác tư vấn, hỗ trợ cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc”
NGƯỜI ĐỒNG HÀNH THÂN THIẾT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC
Đã từ lâu, các Trung tâm Hỗ trợ người lao động nước ngoài đã trở thành địa chỉ tin cậy tại Hàn Quốc của người lao động nước ngoài nói chung và người lao động Việt Nam nói riêng khi cần tư vấn chính sách, pháp luật, hỗ trợ ngôn ngữ, giải quyết các vướng mắc trong cuộc sống và công việc. Ở các Trung tâm tại các địa phương có nhiều người lao động Việt Nam như Incheon, Busan, Changwon; Uijeongbu, Cheonan, Seoul, Bucheon... đều có cán bộ tư vấn bằng tiếng Việt. Các chị là những người phụ nữ Việt Nam lập gia đình và định cư tại Hàn Quốc, người ít thì năm, sáu năm, nhiều thì gần hai mươi năm, gắn bó với công việc tư vấn, hỗ trợ người lao động.

2
Tin khác